Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018
Ý NGHĨA NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ 19/05
Cứ mỗi dịp Tháng 5 về, lòng chúng ta lại bâng khuâng nhớ về kỷ niệm những ngày 19/5 khi Bác Hồ kính yêu còn sống. Nhớ lại ngày 19/5/1946, lần đầu tiên nhân dân ta kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta. Từ đó trở đi, cứ đến dịp 19/5, toàn dân ta cùng sống những giờ phút đặc biệt, niềm vui dâng trào, kính yêu Bác vô hạn.
Cũng vào dịp này toàn dân lại dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất học tập, công tác, mừng Ngày sinh Bác Hồ kính yêu.
Là lãnh tụ tối cao, nhưng Bác Hồ luôn gần gũi nhân dân. Hằng năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, Bác thường dặn trước các địa phương, các cơ quan là không nên tổ chức chúc thọ linh đình. Vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân, trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân còn khó khăn, gian khổ.
Ở Hà Nội, đúng ngày 19/5, Bác thường đi làm việc, thăm hỏi một nơi khác để tránh những nghi lễ phiền phức tốn kém. Có năm, vào dịp ngày sinh của mình, Bác sang công tác ở bên Trung Quốc. Hôm ở nhà nghỉ Bắc Kinh, các đồng chí ở đây biết ngày sinh của Bác nên chuẩn bị chúc thọ, Người nói với cán bộ phụ trách nhà nghỉ: "Tôi sang đây vào dịp này là để tránh việc chúc thọ trong nước. Vì vậy, tôi yêu cầu các đồng chí cũng không tổ chức chúc thọ tôi ở đây".
Vào một dịp ngày sinh năm khác, Bác sang Trung Quốc với ý nghĩa như Người đã viết trong thư gửi bà Ðặng Dĩnh Siêu - Cán bộ cao cấp của Ðảng Cộng sản Trung Quốc: "Tôi đi Trung Quốc lần này có mục đích và yêu cầu thật đơn giản, đó là đi du lịch, đi để tránh "chúc thọ", "tránh tặng quà".
Một lần vào ngày sinh của mình , Bác vắng nhà. Bác giao cho những người phục vụ, bảo vệ tổ chức đánh bắt cá thịt tại ao cá mà Người vẫn hằng ngày chăm sóc, để biếu các cụ già, các cháu bé, các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, cho anh chị em trong cơ quan phục vụ Bác cải thiện bữa ăn. Việc này vừa thể hiện sự quan tâm chăm lo của Bác đối với mọi người, vừa là để cảm ơn mọi người tận tụy công tác chăm lo cuộc sống hằng ngày của Bác.
Vào những dịp đó, Bác thường viết thư, gửi điện cảm ơn đồng bào, đồng chí, các cơ quan đoàn thể trong nước và bầu bạn quốc tế đã dành cho Người những tình cảm thân thiết. Bác làm thơ nói về tuổi tác thay vì những lời cảm tạ. Mỗi bức thư, mỗi dòng thơ tuy nói về ngày sinh của mình, nhưng lại là tình cảm, trách nhiệm của Bác đối với non sông đất nước và đồng bào, đồng chí : "Trung với Ðảng, hiếu với dân", và thể hiện đường lối lãnh đạo của Ðảng ta đối với sự nghiệp cách mạng, của dân tộc ở trong từng thời điểm lịch sử. Những ngày này gợi nhớ tới dịp kỷ niệm ngày sinh Bác 40 năm trước (5/1968), năm sức khỏe của Bác giảm sút. Ðó là vào lúc 9h ngày 10/5/1968, Bác viết câu mở đầu vào tài liệu "Tuyệt đối bí mật" để gửi lại cho đời sau: "Năm nay, tôi vừa 78 tuổi, vào lớp người "trung thọ". Tinh thần vẫn sáng suốt tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây...". Bởi vậy, sinh nhật năm nay, Bác không vắng nhà. Và như những năm trước, Bác tập trung cho công việc suy nghĩ, sửa chữa vào bản Tài liệu dặn lại cho đời sau. Năm nay, Bác viết thêm vào bản Di chúc, dặn việc phải làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi là hàn gắn vết thương chiến tranh, chỉnh đốn Ðảng; chăm lo đời sống của nhân dân sau chiến tranh.
Tuy Bác không đi công tác xa như những năm trước, nhưng buổi tối 18/5/1968, Bác lên nhà nghỉ ở Hồ Tây. Trưa 19/5, một bữa cơm thân mật được tổ chức ở Hồ Tây, gồm một số anh em phục vụ, lái xe, bảo vệ nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 78 của Bác Hồ. 6h15 ngày 20/5/1968, Bác Hồ dự khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa III. Họp sớm để tránh hoạt động của máy bay Mỹ. Hội trường sôi động hẳn lên nhất là khi nghe Bác Hồ kết thúc buổi họp vào lúc 8 giờ bằng những lời chân tình: "Lần trước tôi có nói là những thắng lợi của chiến sĩ và đồng bào hai miền làm cho tôi thấy như mình trẻ lại 20 tuổi. Nhưng nay nghe nói 78 tuổi, thế thì tôi thấy già đi. Vì vậy, tôi có bài thơ này:
Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm,
Vẫn vững hai vai việc nước nhà.
Kháng chiến dân ta đang thắng lớn,
Tiến bước! Ta cùng con em ta"
Cũng như mọi năm, vào dịp sinh nhật Bác, Bác cho anh em bảo vệ bắt cá ở ao để cải thiện bữa ăn. Năm nay anh em bảo vệ bắt được con cá trắm cỏ rất to. Khi đưa con cá để Bác xem, Bác bảo cân xem con cá nặng bao nhiêu? Anh em mượn chiếc cân bàn của nhà bếp, khi đặt con cá lên vì cá to đầu, đuôi chạm đất, đang loay hoay tìm cách cân cá, thì Bác bảo: Chú Ðỉnh (lúc đó là tổ trưởng tổ bảo vệ nhà sàn) ôm cá lên, và bước lên cân, trừ cân chú thì còn lại là cân của con cá. Theo chỉ dẫn của Bác, đồng chí Ðỉnh báo cáo, con cá nặng 24 kg. Lúc đó Bác nói vui: Bắt nó lên để cá lớn không nuốt cá bé.
Sự từ chối lễ nghi phiền phức của vị Chủ tịch nước, lãnh tụ tối cao của Ðảng, trong dịp kỷ niệm ngày sinh của mình thể hiện sự khiêm tốn, giản dị, đó là bản chất của người đầy tớ của nhân dân. Nhân cách ấy, sự cao thượng ấy càng làm cho hình ảnh Bác Hồ trở nên cao đẹp và là tấm gương mẫu mực về đức tính khiêm tốn, giản dị và đạo lý làm người cao đẹp nhất.
Bác Hồ đã đi xa 46 năm, nhưng mỗi người dân Việt Nam, bạn bè của nhân dân Việt Nam đều cùng chung một tình cảm: Bác Hồ không mất. Bác Hồ vẫn đời đời sống cùng non sông, đất nước và bạn bè khắp nơi. Vì vậy, vẫn như có Bác Hồ, hằng năm tới dịp Tháng 5 là toàn thể nhân dân ở khắp các miền quê Việt Nam, và cả bạn bè năm châu vẫn nô nức tổ chức kỷ niệm Ngày sinh của Bác Hồ. Kỷ niệm sinh nhật Bác năm nay đúng vào năm thứ năm toàn Ðảng, toàn dân ta thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Ôn lại những bài học quý giá, những việc làm trong sáng của Người trong dịp kỷ niệm Ngày sinh của Người, sẽ là dịp chúng ta soi chung tấm gương lớn, gương mẫu học và làm theo Bác.
Là lãnh tụ tối cao, nhưng Bác Hồ luôn gần gũi nhân dân. Hằng năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, Bác thường dặn trước các địa phương, các cơ quan là không nên tổ chức chúc thọ linh đình. Vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân, trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân còn khó khăn, gian khổ.
Ở Hà Nội, đúng ngày 19/5, Bác thường đi làm việc, thăm hỏi một nơi khác để tránh những nghi lễ phiền phức tốn kém. Có năm, vào dịp ngày sinh của mình, Bác sang công tác ở bên Trung Quốc. Hôm ở nhà nghỉ Bắc Kinh, các đồng chí ở đây biết ngày sinh của Bác nên chuẩn bị chúc thọ, Người nói với cán bộ phụ trách nhà nghỉ: "Tôi sang đây vào dịp này là để tránh việc chúc thọ trong nước. Vì vậy, tôi yêu cầu các đồng chí cũng không tổ chức chúc thọ tôi ở đây".
Vào một dịp ngày sinh năm khác, Bác sang Trung Quốc với ý nghĩa như Người đã viết trong thư gửi bà Ðặng Dĩnh Siêu - Cán bộ cao cấp của Ðảng Cộng sản Trung Quốc: "Tôi đi Trung Quốc lần này có mục đích và yêu cầu thật đơn giản, đó là đi du lịch, đi để tránh "chúc thọ", "tránh tặng quà".
Một lần vào ngày sinh của mình , Bác vắng nhà. Bác giao cho những người phục vụ, bảo vệ tổ chức đánh bắt cá thịt tại ao cá mà Người vẫn hằng ngày chăm sóc, để biếu các cụ già, các cháu bé, các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, cho anh chị em trong cơ quan phục vụ Bác cải thiện bữa ăn. Việc này vừa thể hiện sự quan tâm chăm lo của Bác đối với mọi người, vừa là để cảm ơn mọi người tận tụy công tác chăm lo cuộc sống hằng ngày của Bác.
Vào những dịp đó, Bác thường viết thư, gửi điện cảm ơn đồng bào, đồng chí, các cơ quan đoàn thể trong nước và bầu bạn quốc tế đã dành cho Người những tình cảm thân thiết. Bác làm thơ nói về tuổi tác thay vì những lời cảm tạ. Mỗi bức thư, mỗi dòng thơ tuy nói về ngày sinh của mình, nhưng lại là tình cảm, trách nhiệm của Bác đối với non sông đất nước và đồng bào, đồng chí : "Trung với Ðảng, hiếu với dân", và thể hiện đường lối lãnh đạo của Ðảng ta đối với sự nghiệp cách mạng, của dân tộc ở trong từng thời điểm lịch sử. Những ngày này gợi nhớ tới dịp kỷ niệm ngày sinh Bác 40 năm trước (5/1968), năm sức khỏe của Bác giảm sút. Ðó là vào lúc 9h ngày 10/5/1968, Bác viết câu mở đầu vào tài liệu "Tuyệt đối bí mật" để gửi lại cho đời sau: "Năm nay, tôi vừa 78 tuổi, vào lớp người "trung thọ". Tinh thần vẫn sáng suốt tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây...". Bởi vậy, sinh nhật năm nay, Bác không vắng nhà. Và như những năm trước, Bác tập trung cho công việc suy nghĩ, sửa chữa vào bản Tài liệu dặn lại cho đời sau. Năm nay, Bác viết thêm vào bản Di chúc, dặn việc phải làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi là hàn gắn vết thương chiến tranh, chỉnh đốn Ðảng; chăm lo đời sống của nhân dân sau chiến tranh.
Tuy Bác không đi công tác xa như những năm trước, nhưng buổi tối 18/5/1968, Bác lên nhà nghỉ ở Hồ Tây. Trưa 19/5, một bữa cơm thân mật được tổ chức ở Hồ Tây, gồm một số anh em phục vụ, lái xe, bảo vệ nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 78 của Bác Hồ. 6h15 ngày 20/5/1968, Bác Hồ dự khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa III. Họp sớm để tránh hoạt động của máy bay Mỹ. Hội trường sôi động hẳn lên nhất là khi nghe Bác Hồ kết thúc buổi họp vào lúc 8 giờ bằng những lời chân tình: "Lần trước tôi có nói là những thắng lợi của chiến sĩ và đồng bào hai miền làm cho tôi thấy như mình trẻ lại 20 tuổi. Nhưng nay nghe nói 78 tuổi, thế thì tôi thấy già đi. Vì vậy, tôi có bài thơ này:
Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm,
Vẫn vững hai vai việc nước nhà.
Kháng chiến dân ta đang thắng lớn,
Tiến bước! Ta cùng con em ta"
Cũng như mọi năm, vào dịp sinh nhật Bác, Bác cho anh em bảo vệ bắt cá ở ao để cải thiện bữa ăn. Năm nay anh em bảo vệ bắt được con cá trắm cỏ rất to. Khi đưa con cá để Bác xem, Bác bảo cân xem con cá nặng bao nhiêu? Anh em mượn chiếc cân bàn của nhà bếp, khi đặt con cá lên vì cá to đầu, đuôi chạm đất, đang loay hoay tìm cách cân cá, thì Bác bảo: Chú Ðỉnh (lúc đó là tổ trưởng tổ bảo vệ nhà sàn) ôm cá lên, và bước lên cân, trừ cân chú thì còn lại là cân của con cá. Theo chỉ dẫn của Bác, đồng chí Ðỉnh báo cáo, con cá nặng 24 kg. Lúc đó Bác nói vui: Bắt nó lên để cá lớn không nuốt cá bé.
Sự từ chối lễ nghi phiền phức của vị Chủ tịch nước, lãnh tụ tối cao của Ðảng, trong dịp kỷ niệm ngày sinh của mình thể hiện sự khiêm tốn, giản dị, đó là bản chất của người đầy tớ của nhân dân. Nhân cách ấy, sự cao thượng ấy càng làm cho hình ảnh Bác Hồ trở nên cao đẹp và là tấm gương mẫu mực về đức tính khiêm tốn, giản dị và đạo lý làm người cao đẹp nhất.
Bác Hồ đã đi xa 46 năm, nhưng mỗi người dân Việt Nam, bạn bè của nhân dân Việt Nam đều cùng chung một tình cảm: Bác Hồ không mất. Bác Hồ vẫn đời đời sống cùng non sông, đất nước và bạn bè khắp nơi. Vì vậy, vẫn như có Bác Hồ, hằng năm tới dịp Tháng 5 là toàn thể nhân dân ở khắp các miền quê Việt Nam, và cả bạn bè năm châu vẫn nô nức tổ chức kỷ niệm Ngày sinh của Bác Hồ. Kỷ niệm sinh nhật Bác năm nay đúng vào năm thứ năm toàn Ðảng, toàn dân ta thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Ôn lại những bài học quý giá, những việc làm trong sáng của Người trong dịp kỷ niệm Ngày sinh của Người, sẽ là dịp chúng ta soi chung tấm gương lớn, gương mẫu học và làm theo Bác.
Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018
Ý NGHĨA NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3 (AL)
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động dịp Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
A.TUẤN (TTXVN/VIETNAM+) Bản in
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng phục vụ nhân dân thành phố hướng về đất Tổ cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí ý nghĩa nhân Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm Mậu Tuất 2018.
Ngày 25/4 (nhằm ngày 10/3 Âm lịch), Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ giỗ Tổ tại Khu Tưởng niệm các Vua Hùng, Công viên Lịch sử-Văn hóa Dân tộc, phường Long Bình, Quận 9.
Lễ giỗ Tổ được tổ chức với các nghi lễ truyền thống như: diễu hành đón rước lễ, lễ tế theo nghi thức cổ truyền; lễ dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ các Vua Hùng, Đức Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Đài Truyền hình thành phố và Đài Tiếng nói nhân dân thành phố sẽ truyền hình, truyền thanh trực tiếp chương trình lễ.
Ủy ban Nhân dân Quận 1 phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ giỗ Tổ tại Đền thờ các Vua Hùng trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử thành phố.
Nhân dịp này, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn võ cổ truyền, Vovinam, múa rồng và trống hội tại Khu Tưởng niệm các Vua Hùng, Quận 9 trong 2 ngày 24 và 25/4 (mùng 9 và 10 Âm lịch).
Ban Quản lý Công viên Lịch sử-Văn hóa Dân tộc phối hợp với Thành Đoàn, Nhà văn hóa Thanh niên, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4, Bộ Tư lệnh thành phố, Ban chỉ huy Trung đoàn 263, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và quận, huyện Đoàn trên địa bàn thành phố tổ chức hội trại truyền thống “Tự hào nòi giống Tiên Rồng” lần thứ X.
Từ ngày 22 đến 23/4, Ban Quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc phối hợp với Sở Du lịch thành phố tổ chức hội thi “Gói, nấu bánh chưng” lần thứ 1 năm 2018 cho các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn từ 3 sao trở lên thuộc Sở quản lý; đồng thời, tổ chức hội sách, giao lưu thả diều, trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, thư-họa Việt, trà Việt, ẩm thực và các hoạt động nghệ thuật truyền thống tại Khu Tưởng niệm các Vua Hùng (Quận 9)./.
Ý NGHĨA NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (10/3 AL)
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động dịp Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
A.TUẤN (TTXVN/VIETNAM+) Bản in
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng phục vụ nhân dân thành phố hướng về đất Tổ cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí ý nghĩa nhân Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm Mậu Tuất 2018.
Ngày 25/4 (nhằm ngày 10/3 Âm lịch), Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ giỗ Tổ tại Khu Tưởng niệm các Vua Hùng, Công viên Lịch sử-Văn hóa Dân tộc, phường Long Bình, Quận 9.
Lễ giỗ Tổ được tổ chức với các nghi lễ truyền thống như: diễu hành đón rước lễ, lễ tế theo nghi thức cổ truyền; lễ dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ các Vua Hùng, Đức Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Đài Truyền hình thành phố và Đài Tiếng nói nhân dân thành phố sẽ truyền hình, truyền thanh trực tiếp chương trình lễ.
Ủy ban Nhân dân Quận 1 phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ giỗ Tổ tại Đền thờ các Vua Hùng trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử thành phố.
Nhân dịp này, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn võ cổ truyền, Vovinam, múa rồng và trống hội tại Khu Tưởng niệm các Vua Hùng, Quận 9 trong 2 ngày 24 và 25/4 (mùng 9 và 10 Âm lịch).
Ban Quản lý Công viên Lịch sử-Văn hóa Dân tộc phối hợp với Thành Đoàn, Nhà văn hóa Thanh niên, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4, Bộ Tư lệnh thành phố, Ban chỉ huy Trung đoàn 263, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và quận, huyện Đoàn trên địa bàn thành phố tổ chức hội trại truyền thống “Tự hào nòi giống Tiên Rồng” lần thứ X.
Từ ngày 22 đến 23/4, Ban Quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc phối hợp với Sở Du lịch thành phố tổ chức hội thi “Gói, nấu bánh chưng” lần thứ 1 năm 2018 cho các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn từ 3 sao trở lên thuộc Sở quản lý; đồng thời, tổ chức hội sách, giao lưu thả diều, trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, thư-họa Việt, trà Việt, ẩm thực và các hoạt động nghệ thuật truyền thống tại Khu Tưởng niệm các Vua Hùng (Quận 9)./.
Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018
Ý nghĩa ngày 30/04/1975
30 tháng 4 năm 1975 – mùa Xuân đại thắng
Cách đây 38 năm, với cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bắc – Nam sum họp một nhà, đất nước trọn niềm vui. Chiến tranh đã qua đi, đất nước Việt Nam nay đã đổi mới, vươn mình lớn mạnh nhưng mùa Xuân đại thắng năm 1975 vẫn luôn sống mãi trong ký ức của mỗi thế hệ người Việt Nam với ý nghĩa lịch sử vô cùng sâu sắc.
Ngay từ ngày 25/3/1975, Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã khẳng định thời cơ chiến lược đã đến, phải tập trung nhanh nhất lực lượng, phương tiện để giải phóng miền Nam trước mùa mưa. Chiến dịch giải phóng thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn được Bộ Chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Từ đầu tháng 4 năm 1975, quân dân ta sống trong những ngày hào hùng và sôi động nhất của lịch sử dân tộc. Cả dân tộc ta ra quân trong một mùa Xuân lịch sử với tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Trận Xuân Lộc
Ngày 9/4, ta tiến công vào thị trấn Xuân Lộc, một căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông Bắc. Ngày 16/4, quân ta phá vỡ phòng thủ Phan Rang. Ngày 21/4, quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, cửa ngõ vào Sài Gòn từ hướng Đông Bắc đã được mở. Ngay từ khi mất Xuân Lộc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Bản đồ tái hiện Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh, kết thúc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước. Ảnh internet
Đúng 17h ngày 26/4, quân ta được lệnh nổ súng mở màn chiến dịch, 5 cánh quân từ các hướng vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào thành phố Sài Gòn. Ngày 28/4, các trận địa pháo của ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Rạng sáng ngày 29/4, tất cả các cánh quân đồng loạt tổng công kích vào trung tâm thành phố, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch
Sáng 30/4/1975, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất
Ảnh internet
Ảnh internet
Đánh chiếm Dinh Độc lập
Xe tăng quân giải phóng húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ảnh internet
10h45p ngày 30/4, 4 xe tăng của ta húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ Ngụy quyền Sài Gòn. Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện và ra lệnh cho quân Ngụy đầu hàng. Vào lúc 11h30 cùng ngày, lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ngày 2/5/1975, những địa phương cuối cùng của miền Nam được giải phóng.
Ý nghĩa lịch sử
Nhân dân Sài Gòn nô nức xuống đường mừng chiến thắng. Ảnh internet
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với trận mở màn Buôn Ma Thuột và Chiến dịch Tây Nguyên, tiếp đó là Chiến dịch Huế – Đà Nẵng, cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã hoàn toàn thắng lợi trong gần hai tháng liên tục và kiên cường chiến đấu (từ 18/3/1975 đến 2/5/1975). Đó là chiến thắng vẻ vang nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đánh dấu thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, là sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc, một sự kiện có tác động lớn đến tình hình thế giới. Trải qua 21 năm tiến hành chiến tranh, 5 đời Tổng thống Mỹ điều hành 4 kế hoạch chiến lược thực dân mới và tiến hành chiến tranh xâm lược, đế quốc Mỹ từng bước leo thang biến cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thành cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất trên thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Quân dân miền Nam với quyết tâm, ý chí thắng Mỹ với thế trận chiến tranh nhân dân đã lần lượt đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của chúng mà Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là chiến thắng vĩ đại nhất quyết định số phận của cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 đã đập tan hơn 1 triệu quân Ngụy, lật đổ hoàn toàn chế độ Ngụy quyền tay sai của Mỹ ở miền Nam, cố vấn Mỹ phải rời khỏi miền Nam, Tổng thống Ngụy quyền Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Chiến thắng đó đã giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và tay sai.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ, đồng thời kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của đế quốc Pháp – Mỹ và chế độ phong kiến, rửa sạch nỗi nhục và nỗi đau mất nước hơn 1 thế kỷ của dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa thực dân cũ, chủ nghĩa thực dân mới và thế lực phản động tay sai là nguyên nhân chia cắt đất nước. Thực dân Pháp chia nước ta thành 3 kỳ trong xứ Đông Dương 5 kỳ thuộc Pháp, xóa tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đế quốc Mỹ và Ngụy quyền Ngô Đình Diệm chia cắt đất nước thành 2 miền Nam – Bắc với vĩ tuyến 17. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã xóa bỏ mọi ranh giới chia cắt đất nước, đất nước đã được thống nhất về mặt lãnh thổ, đó là điều kiện thuận lợi để hai miền Nam – Bắc thống nhất đất nước về mặt nhà nước và thống nhất trên các lĩnh vực khác.
Đường lối cách mạng dân chủ nhân dân của Đảng là mục tiêu của cách mạng, là niềm tin của dân tộc, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp tạo điều kiện cho miền Bắc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đại thắng mùa Xuân năm 1975 lật đổ chế độ đế quốc và tay sai, mở đường cho sự hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp cách mạng dân chủ nhân dân, xóa bỏ giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản ở miền Nam.
Đất nước không còn bóng giặc ngoại xâm, chế độ Ngụy quyền tay sai đã bị lật đổ, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước độc lập, thống nhất trong cả nước và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, một trong những chiến công hiển hách nhất của lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, Chiến dịch Hồ Chí Minh – trận kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước- cùng với trận Bạch Đằng (1288), Chi Lăng (1427), Đống Đa ( 1789), Điện Biên Phủ (1954) đã cắm một cột mốc vinh quang chói lọi trong quá trình đi lên của lịch sử nước ta, tô đậm truyền thống kiên cường bất khuất của dân tộc ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Tình đoàn kết gắn bó keo sơn của ba dân tộc Đông Dương được thể hiện sâu sắc trong quá trình của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên một chiến trường thống nhất nhằm chống một kẻ thù chung với cùng một mục tiêu là giải phóng dân tộc. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 không những mở ra bước ngoặt mới của lịch sử dân tộc và còn tạo thời cơ lớn cho nhân dân Campuchia giải phóng đất nước ngày 17/4/1975, cho nhân dân Lào giành độc lập ngày 2/12/1975.
Đối với đế quốc Mỹ, thất bại ở miền Nam năm 1975 là thất bại của một cuộc chiến tranh hao người tốn của nhất, là thất bại to lớn và nặng nề nhất trong lịch sử 200 năm của đế quốc Mỹ, thất bại đó đã tác động sâu sắc tới nội tình nước Mỹ, làm suy giảm uy tín và vị trí của Mỹ trên trường quốc tế.
Đối với thế giới, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất vào các lực lượng cách mạng của tên đế quốc đầu sỏ, phá vỡ phòng tuyến ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực Đông Nam Á, góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ.
Thắng lợi mùa Xuân năm 1975 đã quyết định sự giải thể của khối quân sự SEATO do Mỹ cầm đầu tháng 9 năm 1975, góp phần đem lại hòa bình, an ninh và sự hòa hợp của khu vực Đông Nam Á.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 nói riêng và cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung không chỉ là thắng lợi riêng của dân tộc Việt Nam mà còn là thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Thắng lợi đó đã góp phần tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội, thu hẹp trận địa của chủ nghĩa đế quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào dân chủ tiến bộ trên thế giới, tiếp tục chứng minh một chân lý của thời đại ngày nay là: Một dân tộc kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc có đường lối lãnh đạo đúng đắn, có sự đồng tình giúp đỡ của quốc tế thì nhất định sẽ giành được thắng lợi dù phải đương đầu với tên đế quốc đầu sỏ.
Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhân dân hai miền Nam – Bắc đã sum họp một nhà. Trong cuộc đọ sức giữa ý chí Việt Nam và sức mạnh quân sự Mỹ, mặc dù phải chiến đấu gian khổ, hi sinh nhiều người, nhiều của, nhưng tinh thần và ý chí của nhân dân Việt Nam quyết tâm giành độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà đã toàn thắng. Chiến thắng oanh liệt đó mãi là niềm tự hào của mỗi thế hệ người dân Việt Nam, là động lực tinh thần to lớn để chúng ta kiên định, vững bước trên con đường mà Đảng, Bác Hồ kính yêu và nhân dân ta đã chọn: Độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục công cuộc đổi mới, CNH-HĐH, xây dựng và phát triển đất nước, sánh vai với bạn bè thế giới như Bác Hồ kính yêu vẫn hằng mong muốn./.
Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018
SƯU TẬP TƯ LIỆU
Ý nghĩa Ngày truyền thống học sinh – sinh viên Việt Nam
Hơn nửa thế kỷ qua, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phong trào học sinh, sinh viên và tổ chức Hội sinh viên Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc qua các thời kỳ lịch sử cách mạng, là niềm tự hào của thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh với các đại biểu dự
Hội nghị sinh viên quốc tế tại Hà Nội, tháng 9 năm 1961
Hội nghị sinh viên quốc tế tại Hà Nội, tháng 9 năm 1961
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường sau Cách mạng Tháng Tám 1945: "… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…" và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo đã cổ vũ học sinh, sinh viên nước ta thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt và tình nguyện chung sức cùng cộng đồng.
Trong giai đoạn 1925-1945, được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giác ngộ, các tổ chức học sinh, sinh viên yêu nước lần lượt ra đời, như: Tổ chức Học sinh Đoàn, Đội Ngô Quyền, Tổng Hội Sinh viên đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Tự hào đối với các thế hệ học sinh, sinh viên là việc thành lập chi bộ Đảng đầu tiên, thành lập và hợp nhất các tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn và các chi bộ Đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản mà hầu hết đảng viên, đoàn viên đều là những đồng chí xuất thân từ học sinh, sinh viên, như: Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng…
Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bí mật về nước để cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, cuộc vận động hình thành Tổng Hội Sinh viên hoạt động công khai nhằm liên kết lực lượng sinh viên yêu nước, có cảm tình với cách mạng. Cùng với sự phát triển của phong trào sinh viên, phong trào học sinh các trường trung học ngoài Bắc, trong Nam cũng phát triển ngày càng mạnh bởi được ảnh hưởng của cuộc đấu tranh chung do Mặt trận Việt Minh và các Đoàn thể cứu quốc hướng dẫn.
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành thắng lợi hoàn toàn. Đó là thành quả to lớn của cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh, trong đó các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên có nhiều đóng góp xứng đáng, với biết bao tấm gương anh dũng, kiên cường đã được khắc ghi vào lịch sử dân tộc.
Sau cách mạng Tháng Tám, học sinh, sinh viên hăng hái học tập, rèn luyện và tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, xung kích thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: Diệt giặc dốt, diệt giặc đói, diệt giặc ngoại xâm do Bác Hồ và Chính phủ đề ra.
Từ năm 1947 đến 1949, ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội đã thành lập Hội Học sinh kháng chiến, Đoàn sinh viên kháng chiến sau đó phát triển ra nhiều trường ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; số lượng học sinh, sinh viên được kết nạp vào Đoàn và Đảng khá đông. Các hoạt động của học sinh, sinh viên kháng chiến ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Với khẩu hiệu: “Tích cực cầm cự chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công” đã tiếp thêm sinh lực mới cho phong trào học sinh, sinh viên. Cuộc đấu tranh của học sinh đã lan ra cả Đông Dương.
Ngày 9/11/1949, học sinh Huế bãi khoá. Phan Văn Giáo, Tổng trấn bù nhìn Trung bộ đã thẳng tay khủng bố. Học sinh, sinh viên quyết định bãi khoá để phản đối.
Ngày 22/11/1949, trong lúc tại Huế đang tranh đấu, học sinh Sài Gòn bí mật vận động kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa và đề xướng hưởng ứng phản đối việc các nữ sinh Huế bị bắt, đồng thời yêu sách cải tổ chính sách giáo dục.
Các cuộc bãi khoá của học sinh, sinh viên Sài Gòn liên tiếp nổ ra, đưa ra các yêu sách: Chấm dứt khủng bố, đàn áp bắt bớ học sinh; trả tự do cho các học sinh bị bắt sau ngày chống bù nhìn Bảo Đại; bảo đảm an ninh và quyền lợi học tập của học sinh.
Giữa lúc ở Huế, Sài Gòn không khí tranh đấu đang sôi nổi, tại Hà Nội, học sinh cũng đang căm tức vì Pháp và bù nhìn bắt bớ một số anh chị em sau kỳ nghỉ học kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám. Học sinh Chu Văn An quyết định bãi khoá ngày 25/11/1949, trong các lớp trên tường la liệt khẩu hiệu. Toàn trường vang dậy những khẩu hiệu “học sinh bãi khoá”, “trả lại tự do cho bạn chúng ta”, “đả đảo bù nhìn”.
Ngày 9/1/1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt và mở lại trường học. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp dã man. Cuộc đàn áp đẫm máu ngày 9/1/1950 và tinh thần chiến đấu hy sinh oanh liệt của anh Trần Văn Ơn làm dấy lên trong học sinh, sinh viên và nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai.
Với sự kiện lịch sử đó, noi gương và ghi nhận tinh thần đấu tranh bất khuất của anh Trần Văn Ơn và học sinh, sinh viên trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2 năm 1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9 tháng 1 hàng năm làm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V (22-23/11/1993) tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đồng thời lấy ngày 9 tháng 1 làm Ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam.
Lịch sử & ý nghĩa ngày thành lập Đảng cộng sản Việt nam 3/2/1930
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 (3/2) là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN. Đảng Cộng sản Việt Nam được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam.
Hãy cùng VPEC đi tìm hiểu và lý giải về nguồn gốc, lịch sử và sự ra đời của ngày 3/2/1930? để trả lời câu hỏi: Tại sao có ngày thành lập Đảng cộng sản Việt nam và ý nghĩa của ngày mùng 3 tháng 2 năm 1930 là như thế nào?
Những dấu son trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam
Sự ra đời của Đảng với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh cách mạng đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX. "Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Tham khảo về: Lịch sử các ngày sự kiện
Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Từ đây giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới.
Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam, được mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người Việt Nam yêu nước tiên tiến đã tìm được con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp với nhu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam và xu thế của thời đại. Người đã tiếp thu và phát triển học thuyết Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa, xây dựng hệ thống lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tổ chức truyền bá lý luận đó vào Việt Nam, ra sức chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, vạch ra cương lĩnh chính trị đúng đắn nhằm dẫn đường cho dân tộc ta tiến lên trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do.
Ngay từ ngày mới thành lập "Đảng ta liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong"
Như vậy, nguồn gốc tại sao có sự ra đời của ngày 3/2/1930 là có cơ sở và ý nghĩa của nó. Điều này đã được minh chứng khi chúng ta nhìn lại lịch sử của ngày thành lập Đảng cộng sản Việt nam 3/2 mà sử sách Việt nam và thế giới đã ghi nhận.
Ý NGHĨA NGÀY 8/3
Cụ thể, từ cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bọn chủ tư bản lợi dụng sức lực của phụ nữ, trẻ em, trả lương rẻ mạt làm cho đời sống của phụ nữ và trẻ em cực khổ, điêu đứng.
Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899, tại Chicago và New York (Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ.
Lễ kỷ niệm Ngày Phụ nữ được tổ chức sớm nhất vào ngày 28/2/1909 tại New York. Đây là lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tại New York đã có 3.000 phụ nữ dự cuộc họp phản đối chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.
Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới.
Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, đã xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Clara Zetkin (người Ðức) và bà Rosa Luxemburg (người Ba Lan). Hai bà đã phối hợp với bà Nadezhda Krupskaya (vợ của Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào.
Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26 và 27/8/1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Copenhagen (thủ đô Ðan Mạch), về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, ngày làm việc 8 giờ, công việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau, bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 8/3 với những nội dung và hình thức phong phú.
Nội dung ngày quốc tế phụ nữ 8/3 không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng mà được mở rộng thêm khái niệm mới "phát triển" và "giới". Vấn đề phụ nữ đã được đông đảo các quốc gia trên thế giới nhìn nhận và đánh giá một các đầy đủ trên những khía cạnh khác nhau thông qua một loạt các hội nghị thế giới.
Liên hợp quốc bắt đầu kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ trong Năm Quốc tế Phụ nữ - năm 1975. Năm 1977, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã mời các quốc gia thành viên tuyên bố ngày 8 tháng 3 là Ngày của Liên hợp quốc về quyền phụ nữ và hòa bình thế giới.
Tuy vậy, mùng 8/3 không phải ngày lễ được ăn mừng trên khắp hành tinh. Nó là ngày lễ chính thức tại 28 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy ở một số nước, nó cũng chỉ là ngày lễ chính thức cho nữ giới chứ không phải toàn dân (Trung Quốc, Nepal...).
Ngoài ngày quốc tế 8/3, còn có tháng và năm tri ân phụ nữ. Theo đó, năm 2011, Tổng thống Barack Obama đã ra tuyên bố toàn bộ tháng ba sẽ là "tháng lịch sử của phụ nữ" tại Mỹ.
Còn năm 1975 được coi là năm quốc tế phụ nữ do Liên hợp quốc công nhận. Đây cũng là năm Liên hợp quốc công nhận 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ.
Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899, tại Chicago và New York (Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ.
Lễ kỷ niệm Ngày Phụ nữ được tổ chức sớm nhất vào ngày 28/2/1909 tại New York. Đây là lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tại New York đã có 3.000 phụ nữ dự cuộc họp phản đối chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.
Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới.
Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, đã xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Clara Zetkin (người Ðức) và bà Rosa Luxemburg (người Ba Lan). Hai bà đã phối hợp với bà Nadezhda Krupskaya (vợ của Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào.
Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26 và 27/8/1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Copenhagen (thủ đô Ðan Mạch), về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, ngày làm việc 8 giờ, công việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau, bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 8/3 với những nội dung và hình thức phong phú.
Nội dung ngày quốc tế phụ nữ 8/3 không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng mà được mở rộng thêm khái niệm mới "phát triển" và "giới". Vấn đề phụ nữ đã được đông đảo các quốc gia trên thế giới nhìn nhận và đánh giá một các đầy đủ trên những khía cạnh khác nhau thông qua một loạt các hội nghị thế giới.
Liên hợp quốc bắt đầu kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ trong Năm Quốc tế Phụ nữ - năm 1975. Năm 1977, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã mời các quốc gia thành viên tuyên bố ngày 8 tháng 3 là Ngày của Liên hợp quốc về quyền phụ nữ và hòa bình thế giới.
Ngoài ngày quốc tế 8/3, còn có tháng và năm tri ân phụ nữ. Theo đó, năm 2011, Tổng thống Barack Obama đã ra tuyên bố toàn bộ tháng ba sẽ là "tháng lịch sử của phụ nữ" tại Mỹ.
Còn năm 1975 được coi là năm quốc tế phụ nữ do Liên hợp quốc công nhận. Đây cũng là năm Liên hợp quốc công nhận 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ.
Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018
Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018
Ý nghĩa ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3
Một số thông tin hữu ích về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Na. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.
Cuối tháng 3/1931, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.
Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta.
Từ ngày 23 đến ngày 25/5/1961, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đoàn lấy ngày 26/3, một ngày trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương tháng 3/1931 làm kỷ niệm thành lập đoàn. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, củaĐoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Thứ bảy, 07/03/2015 | 21:54 GMT+7
(ĐSPL) - Cứ đến ngày 8/3 hàng năm, phụ nữ trên toàn thế giới lại được cả nhân loại tôn vinh. Hãy cùng ôn lại lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 để hiểu thêm về ngày này.
Bên cạnh việc giửi tặng các em, các chị, các cô, các mẹ những lời chúc; món quà tặng ngày 8/3 ý nghĩa bạn đọc cũng có thể "trang bị" cho bản thân những kiến thức căn bản về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc thế phụ nữ
Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.
Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018
Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Từ đây giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới.
Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam, được mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người Việt Nam yêu nước tiên tiến đã tìm được con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp với nhu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam và xu thế của thời đại. Người đã tiếp thu và phát triển học thuyết Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa, xây dựng hệ thống lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tổ chức truyền bá lý luận đó vào Việt Nam, ra sức chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, vạch ra cương lĩnh chính trị đúng đắn nhằm dẫn đường cho dân tộc ta tiến lên trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do.
Ngay từ ngày mới thành lập "Đảng ta liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong"
Như vậy, nguồn gốc tại sao có sự ra đời của ngày 3/2/1930 là có cơ sở và ý nghĩa của nó. Điều này đã đượ
Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018
Tiểu sử nhà trường
Tiền thân của Trường Tiểu học Long Thạnh có tên là Trường Phổ
thông cấp 1,2 Long Thạnh thuộc huyện Cần
Giờ được thành lập từ trước năm 1975. Đến năm 1995, trường được tách ra và đổi
tên là Trường Tiểu học Long Thạnh theo quyết định số 21/QĐ-UB, ngày 12 tháng 01
năm 1995 của UBND huyện Cần Giờ V/v Thành lập Trường Tiểu học Long Thạnh.
Giới thiệu thư viện
- Thư viện trường được
bố trí lầu 1 với diện tích 123 m2 , , địa điểm thuận lợi cho việc phục vụ bạn đọc,
phòng rộng rãi thoáng mát, được trang bị đầy đủ tủ kệ, bàn ghế, ánh sáng, là
khu trung tâm văn hóa nhà trường.
- Phòng thư viện
sạch sẽ thoáng mát và vị trí cận kề với các phòng học dễ dàng cho học sinh và
Giáo viên vào thư viên đọc sách. ( Thư viện thân thiện )
- Phòng thư viện
diện tích rất rộng được trang trí nhiều góc ( thư viện thân thiện )
- Tủ, kệ để sách
, bàn đọc sách được trang bị đầy đủ, khang trang.
- Đạt danh hiệu
thư viện xuất sắc, 07 năm liền từ năm học: 2011-2012 đến năm học: 2016-2017.
- Đầu tư nhiều hoạt
động hấp dẫn, thu hút bạn đọc…
Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018
Trần Văn Ơn sinh ngày 14-4-1931 tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Thuở nhỏ, anh học tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, sau đó cùng gia đình chuyển đi, trú quán tại số nhà 322/10, đường Verolun, khu Hòa Hưng - Sài Gòn. mẹ anh tên là Huỳnh Thị Tữu, Cha anh là ông Trần Văn Nghĩa, là một nhân sĩ có tinh thần yêu nước. Hầu hết các anh chị của Anh đều tham gia cách mạng, có người là liệt sĩ như chị Trần Thị Lễ, công an xung phong, hy sinh năm 1948. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra thì Ơn đã bước vào tuổi 15 – cái tuổi cũng đã biết nhận thức được một số vấn đề của hiện thực cuộc sống đang diễn ra hàng ngày trước mắt. Tháng 8 năm 1945, anh thi đậu vào lớp năm thứ nhất, bậc cao đẳng tiểu học tại Trường Pétrus Ký. Năm học 1948-1949, anh học xong năm thứ ba bậc cao tiểu, thi vượt lớp đỗ bằng đệ nhất cấp Pháp (Brevet du 1er cycle). Đến năm học 1949-1950, khi lên lớp năm thứ tư cao tiểu thì Trần Văn Ơn được đặc cách lên lớp Ban tú tài (lớp seconde, tương đương lớp 10 hiện nay) của trường vì đã có bằng đệ nhất cấp. Trần Văn Ơn được coi là một học sinh chăm ngoan, hiếu nghĩa lễ độ với cha mẹ, thầy cô, bên cạnh học tập còn ham hoạt động xã hội. Từ năm 1947 anh tham gia vào phong trào học sinh yêu nước của trường, tham gia Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam Bộ. Anh là hội viên mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành, đồng thời nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học sinh trong trường tham gia vào các hoạt động chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp. Anh được coi là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký. Ngày 9 tháng 1 năm 1950, đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn HS Sài Gòn - Chợ Lớn và hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt, biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho HS-SV học tập, trả tự do cho những HS bị bắt và mở cửa lại trường học. 13 giờ ngày hôm đó, bọn cầm quyền Dinh Thủ Hiến Trần Văn Hữu tráo trở lật lọng lời hứa sẽ giải quyết các yêu cầu nguyện vọng của HS-SV, chúng đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát hùng hậu, kết hợp với công an, lính lê dương dùng dùi cui, súng máy, súng ngắn... đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình trước sự phẫn nộ của đồng bào.
------------
Xem thêm: Ngày 9 tháng 1 – Ngày truyền thống Học sinh Sinh viên Việt Nam - Thanh nien Viet Nam, http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Ngay-9-thang-1-Ngay-truyen-thong-Hoc-sinh-Sinh-vien-Viet-Nam/2131440743/504/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
------------
Xem thêm: Ngày 9 tháng 1 – Ngày truyền thống Học sinh Sinh viên Việt Nam - Thanh nien Viet Nam, http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Ngay-9-thang-1-Ngay-truyen-thong-Hoc-sinh-Sinh-vien-Viet-Nam/2131440743/504/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
Trần Văn Ơn sinh ngày 14-4-1931 tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Thuở nhỏ, anh học tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, sau đó cùng gia đình chuyển đi, trú quán tại số nhà 322/10, đường Verolun, khu Hòa Hưng - Sài Gòn. mẹ anh tên là Huỳnh Thị Tữu, Cha anh là ông Trần Văn Nghĩa, là một nhân sĩ có tinh thần yêu nước. Hầu hết các anh chị của Anh đều tham gia cách mạng, có người là liệt sĩ như chị Trần Thị Lễ, công an xung phong, hy sinh năm 1948. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra thì Ơn đã bước vào tuổi 15 – cái tuổi cũng đã biết nhận thức được một số vấn đề của hiện thực cuộc sống đang diễn ra hàng ngày trước mắt. Tháng 8 năm 1945, anh thi đậu vào lớp năm thứ nhất, bậc cao đẳng tiểu học tại Trường Pétrus Ký. Năm học 1948-1949, anh học xong năm thứ ba bậc cao tiểu, thi vượt lớp đỗ bằng đệ nhất cấp Pháp (Brevet du 1er cycle). Đến năm học 1949-1950, khi lên lớp năm thứ tư cao tiểu thì Trần Văn Ơn được đặc cách lên lớp Ban tú tài (lớp seconde, tương đương lớp 10 hiện nay) của trường vì đã có bằng đệ nhất cấp. Trần Văn Ơn được coi là một học sinh chăm ngoan, hiếu nghĩa lễ độ với cha mẹ, thầy cô, bên cạnh học tập còn ham hoạt động xã hội. Từ năm 1947 anh tham gia vào phong trào học sinh yêu nước của trường, tham gia Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam Bộ. Anh là hội viên mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành, đồng thời nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học sinh trong trường tham gia vào các hoạt động chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp. Anh được coi là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký. Ngày 9 tháng 1 năm 1950, đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn HS Sài Gòn - Chợ Lớn và hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt, biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho HS-SV học tập, trả tự do cho những HS bị bắt và mở cửa lại trường học. 13 giờ ngày hôm đó, bọn cầm quyền Dinh Thủ Hiến Trần Văn Hữu tráo trở lật lọng lời hứa sẽ giải quyết các yêu cầu nguyện vọng của HS-SV, chúng đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát hùng hậu, kết hợp với công an, lính lê dương dùng dùi cui, súng máy, súng ngắn... đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình trước sự phẫn nộ của đồng bào.
------------
Xem thêm: Ngày 9 tháng 1 – Ngày truyền thống Học sinh Sinh viên Việt Nam - Thanh nien Viet Nam, http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Ngay-9-thang-1-Ngay-truyen-thong-Hoc-sinh-Sinh-vien-Viet-Nam/2131440743/504/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
------------
Xem thêm: Ngày 9 tháng 1 – Ngày truyền thống Học sinh Sinh viên Việt Nam - Thanh nien Viet Nam, http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Ngay-9-thang-1-Ngay-truyen-thong-Hoc-sinh-Sinh-vien-Viet-Nam/2131440743/504/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
THÁNG 01
Trần Văn Ơn sinh ngày 14-4-1931 tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Thuở nhỏ, anh học tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, sau đó cùng gia đình chuyển đi, trú quán tại số nhà 322/10, đường Verolun, khu Hòa Hưng - Sài Gòn. mẹ anh tên là Huỳnh Thị Tữu, Cha anh là ông Trần Văn Nghĩa, là một nhân sĩ có tinh thần yêu nước. Hầu hết các anh chị của Anh đều tham gia cách mạng, có người là liệt sĩ như chị Trần Thị Lễ, công an xung phong, hy sinh năm 1948. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra thì Ơn đã bước vào tuổi 15 – cái tuổi cũng đã biết nhận thức được một số vấn đề của hiện thực cuộc sống đang diễn ra hàng ngày trước mắt. Tháng 8 năm 1945, anh thi đậu vào lớp năm thứ nhất, bậc cao đẳng tiểu học tại Trường Pétrus Ký. Năm học 1948-1949, anh học xong năm thứ ba bậc cao tiểu, thi vượt lớp đỗ bằng đệ nhất cấp Pháp (Brevet du 1er cycle). Đến năm học 1949-1950, khi lên lớp năm thứ tư cao tiểu thì Trần Văn Ơn được đặc cách lên lớp Ban tú tài (lớp seconde, tương đương lớp 10 hiện nay) của trường vì đã có bằng đệ nhất cấp. Trần Văn Ơn được coi là một học sinh chăm ngoan, hiếu nghĩa lễ độ với cha mẹ, thầy cô, bên cạnh học tập còn ham hoạt động xã hội. Từ năm 1947 anh tham gia vào phong trào học sinh yêu nước của trường, tham gia Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam Bộ. Anh là hội viên mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành, đồng thời nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học sinh trong trường tham gia vào các hoạt động chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp. Anh được coi là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký. Ngày 9 tháng 1 năm 1950, đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn HS Sài Gòn - Chợ Lớn và hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt, biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho HS-SV học tập, trả tự do cho những HS bị bắt và mở cửa lại trường học. 13 giờ ngày hôm đó, bọn cầm quyền Dinh Thủ Hiến Trần Văn Hữu tráo trở lật lọng lời hứa sẽ giải quyết các yêu cầu nguyện vọng của HS-SV, chúng đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát hùng hậu, kết hợp với công an, lính lê dương dùng dùi cui, súng máy, súng ngắn... đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình trước sự phẫn nộ của đồng bào.
------------
Xem thêm: Ngày 9 tháng 1 – Ngày truyền thống Học sinh Sinh viên Việt Nam - Thanh nien Viet Nam, http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Ngay-9-thang-1-Ngay-truyen-thong-Hoc-sinh-Sinh-vien-Viet-Nam/2131440743/504/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
------------
Xem thêm: Ngày 9 tháng 1 – Ngày truyền thống Học sinh Sinh viên Việt Nam - Thanh nien Viet Nam, http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Ngay-9-thang-1-Ngay-truyen-thong-Hoc-sinh-Sinh-vien-Viet-Nam/2131440743/504/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)